5 Thực phẩm cần tránh khi cho bé ăn dặm

Ăn dặm là giai đoạn mà lúc đó hệ tiêu hóa của bé chưa thật sự hoàn thiện. Dưới đây là 10 loại thực phẩm cần tránh khi cho bé ăn dặm mà mẹ nên nhớ.

Post by admin

23:50 - 19/10/2017

Bình luận
Khi các bé đến tuổi ăn dặm các mẹ thường quan tâm nhiều nhất đến việc bé ăn gì nhiều chất dinh dưỡng mà quên mất những thực phẩm cần tránh trong giai đoạn ăn dặm của bé. Dưới đây sẽ đề cập đến 5 thực phẩm cần tránh khi cho bé ăn dặm.

 

1. Trứng
 

Trước khi bé 6 tháng tuổi thì một thứ thực phẩm nên tránh đó chính là trứng. Để giảm thiểu nguy cơ bị dị ứng, các mẹ không nên cho các bé ăn trứng và các thực phẩm làm từ trứng ( một số loại nước sốt, bánh kem…). Khi bé đã hơn 6 tháng thì có thể ăn trứng luộc chính, không ăn trứng luộc hồng đào hay trứng chần qua để tránh ngộ độc thực phẩm.

 

Không nên cho bé ăn trứng hồng đào (Nguồn: yeah1)

 

2. Trái cây chua.
 

Có một số trẻ mắc chứng dị ứng với một số loại trái cây chua như kiwi, cam, dâu tây,… cho nên các mẹ nên tránh cho trẻ ăn những loại trái cây này trong tuần lễ đầu bé ăn dặm. Những loại trái cây thích hợp cho bé trong giai đoạn này là những quả chín mềm, có vị ngọt như bơ, chuối,…

 

Không nên cho bé ăn trái cây chua( Nguồn: dânviệt)

 

3. Thủy, hải sản có vỏ.
 

Những loại thủy hải sản có vỏ như tôm, cua, ngao, ốc, sò… đều dễ gây dị ứng và gây đau bụng. Cho nên chỉ khi bé đã được trên 9 tháng tuổi thì mẹ mới nên cho bé ăn những thực phẩm này. Tuy nhiên mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé ăn và đặc biệt nên tìm hiểu xem trong gia đình có ai bị dị ứng với những loại thủy, hải sản không. Nếu có thì không nên cho bé ăn.

 

Không nên cho bé ăn nhiều các loại thủy,hải sản có vỏ. (Nguồn: đông trùng hạ thảo)

 

4. Thạch

Những viên thạch nhiều màu sắc, mát lạnh là một trong những thực phẩm cần tránh khi cho bé ăn dặm. Hóc thạch vô cùng nguy hiểm và có thể gây tử vong. Thạch vốn rất trơn, lại được làm theo hình trụ. Nếu ta bóp chóp thạch, thạch sẽ rất nhanh và mạnh chui vào miệng.Nhiều trẻ bị cả miếng thạch đẩy vào miệng nhanh, bất ngờ trôi tọt vào cuống họng nên bị hóc dị vật, gây ngạt. Thạch lại mềm trong quá trình gắp ra rất dễ gây vỡ vụ và rơi vào đường thở.

 

Thạch dễ gây hóc cho bé (Nguồn: Tiền Phong)

 

5. Gan động vật.
 

Gan là bộ phận rất giàu dinh dưỡng nên được các mẹ ưa chuộng chọn để luộc hoặc xào cho bé ăn. Tuy nhiên gan lại là bộ phận xử lí tất cả chất độc hại của cơ thể động vật vì vậy trong gan chứa rất nhiều độc tố. Cho nên các mẹ nếu có thể thì không nên cho bé ăn nhiều gan trong quá trình ăn dặm.

 

Không nên cho bé ăn nhiều gan động vật ( Nguồn: yêu trẻ)

Tin liên quan

Giúp mẹ cách nấu cháo ăn dặm cho bé cực nhanh và cực ngon
Giúp mẹ cách nấu cháo ăn dặm cho bé cực nhanh và cực ngon

Đến thời kì ăn dặm, cháo là thức ăn dặm mà mẹ luôn dành thời gian của mình mỗi ngày để có được bữa ăn ngon cho bé.

Oct 19, 2017

Những điều các mẹ cần phải biết để cho bé ăn dặm đúng cách
Những điều các mẹ cần phải biết để cho bé ăn dặm đúng cách

Một số quan niệm sai lầm mà các mẹ thường cho bé ăn dặm dẫn đến việc không cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé

Oct 19, 2017

Công thức cháo ăn dặm bổ dưỡng cho bé chóng lớn
Công thức cháo ăn dặm bổ dưỡng cho bé chóng lớn

Mẹ sẽ không còn phải vắt óc suy nghĩ nấu món cháo ăn dặm gì mỗi ngày cho bé yêu hấp thụ tốt, đạt cân nặng chuẩn với các công thức đơn giản, dễ làm sau đây.

Oct 19, 2017

6 dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm
6 dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm

Khi bé sẵn sàng ăn dặm, có một vài dấu hiệu giúp mẹ dễ dàng nhận biết được thời điểm thích hợp để đa dạng thực đơn dinh dưỡng của con ngoài sữa

Oct 19, 2017

4 món trộn chung với bí đỏ dành cho bé từ 6 đến 8 tháng tuổi
4 món trộn chung với bí đỏ dành cho bé từ 6 đến 8 tháng tuổi

Bí đỏ rất giàu vitamin A (dưới dạng beta caroten), sắt và kali, phù hợp với bé từ sáu tháng tuổi.

Oct 19, 2017